Dấu hiệu bạn ít tự hào về nơi mình làm việc

Tự hào về nơi mình làm việc giúp bạn gắn kết với nơi mình làm việc, gắn kết dài lâu và tạo ra giá trị nhiều hơn cho tổ chức. Tuy nhiên trong quá trình làm việc vì một số lý do nào đó khiến bạn không còn tự hào nữa. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, kết quả chung của công ty

KeyPerson đã khảo sát và tổng kết một số dấu hiệu thể hiện bạn ít tự hào về nơi mình làm việc như sau:

1. Không dám xuất hiện trong ảnh, video trong các sự kiện chung của công ty

Trong các sự kiện của công ty, bạn thường lảnh trốn ko dám xuất hiện, hoặc thường xung phong là người chụp ảnh cho mọi người thay vì mình có trong ảnh.

2. Không dám nói, công khai nơi mình làm việc

Khi được ai đó hỏi về nơi mình làm việc, bạn không nói ra tên đơn vị của mình, mà chỉ nói chung chung kiểu: cháu làm ở chỗ vớ vẩn ý mà; em làm ở quận A; em làm kinh doanh thôi…

Hay thậm chí theo khảo sát của tôi một số bạn làm tuyển dụng, khi đăng tin tuyển dụng cho DN mình (không phải headhunt) còn không nêu tên DN chỉ nêu chung chung: 1 Ngân hàng lớn, 1 DN lớn… tôi hay nói vui: 1 DN lớn không tiện nêu tên. Điều này làm ứng viên không có thiện cảm cũng như niềm tin với người đăng tin và họ sẽ không apply. Việc này còn có xảy ra cả với các lãnh đạo của DN (tất nhiên là họ làm thuê).

3. Không quan tâm tới các thông tin của DN

Kể cả DN bạn được lên báo với các thông tin tốt hay xấu, bạn cũng không cần quan tâm thảo luận mà đón nhận một cách bình thản.

4. Không tương tác trên MXH của DN

Bạn có các trang MXH như FB, Zalo…và thường xuyên tương tác với bạn bè, các thông tin xã hội chung từ các page, trang khác nhưng tuyệt nhiên không tương tác với Fanpage của công ty, chưa bao giờ bạn like, share, comment…bất kì bài viết nào của Công ty.

Đừng tưởng không ai biết nhé.

5. Hay nói tiêu cực công ty

Trong các cuộc trao đổi nội bộ với đồng nghiệp hay thậm chí với bạn bè bên ngoài, bạn thường nói tiêu cực về các hình ảnh, thông tin, kế hoạch của công ty.

Phải làm gì khi không tự hào về nơi mình làm việc:

1. Xem lại lý do, nếu nó xuất phát từ phía công ty, hãy chia sẻ và góp ý với Lãnh đạo, bạn sẽ luôn được ghi nhận.

2. Nếu từ phía bạn có gì đó không hài lòng với đồng nghiệp, hãy tự xử lý nó thay vì đổ lỗi cho công ty.

3. Nếu tất cả điều trên không phải, có lẽ là lú bạn thay đổi định hướng nghề nghiệp, tìm một công việc trong nội bộ để thay đổi. Nếu không có thì hãy tìm cho mình một tổ chức mới.

Một điều nên nhớ: hãy là người làm thuê chuyên nghiệp trong mọi tình huống.

ThS Vũ Việt Dũng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *