Như đã chia sẻ tài liệu về Vai trò chiến lược của GĐNS lần trc, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng và chiến lược của vị trí này ra sao.
Tuy nhiên, ngoài việc làm việc sát sao với Ceo, Chủ DN ra thì vị trí này còn phải rất sát việc vận hành, phải “hands on” với công việc hàng ngày.
Đơn giản thì là ký tá giấy tờ, Hđlđ, xử lý các sự vụ phát sinh đc gửi đến từ đơn vị…Tất nhiên nhiều đơn vị họ có các phòng chức năng khác nhau của nhân sự tuy nhiên về cơ bản mọi việc vận hành vẫn phải đến tay, khó thấy ai có thể phó mặc, phân giao quyền một cách triệt để. Đôi khi cái power, cái chức vụ của Gđns sẽ có trọng lượng hơn, đc ae mang ra “dọa” đơn vị dễ hơn là các vị trí TP chẳng hạn.
Tôi đã từng gặp nhiều chủ DN, trong các buổi PV đều chia sẻ cần 1 người làm chiến lược, xây dựng các lộ trình này kia. Nhưng ko có nghĩa là xây là xây ko, nói vậy nghĩa là phải triển khai nữa nhé. Tất nhiên là vào chưa xây đc chiến lược ngay đâu, vì đôi khi chiến lược kinh doanh còn chưa có.
Thêm nữa còn phải xử lý dứt điểm nhiều vấn đề đau đầu của vận hành tồn dư từ thời trước để lại, ví dụ: mất/thất lạc hồ sơ; xử lý các vde bảo hiểm, tối ưu/xây lại quy trình trong đó có cả quy trình trả lương. Nhiều nơi, anh em làm lương mặc định là về muộn khi đến kỳ làm lương thưởng hàng tháng, điều lặp đi lặp lại thì đáng nhẽ nên được tối ưu tốt hơn. Vậy là cần phải ngồi trực tiếp cùng để xem và giải quyết các nút thắt gặp phải đến từ nhiều phía.
Một điểm nữa đó là vai trò GĐNS sẽ ít phát huy nếu như người chủ DN chưa hiểu rõ về các chức năng, tầm quan trọng của họ. Nên nhiều điều tư vấn có thể hợp lý đã bị gạt đi ko thương tiếc. Đây cũng là điểm mấu chốt dẫn đến tôi viết cuốn sách Nhân sự là chuyện nhỏ!?
Nếu bạn là/sẽ là GĐNS, bạn có làm được Đầu chiến lược, Tay vận hành không? Hay chỉ 1 trong 2? Cho tôi biết nhé.
Tác giả: NCS, ThS Vũ Việt Dũng – Chủ tịch KeyPerson Academy
#nhansulachuyennho
#LearnToShare
#ShareToLearn