So sánh ngành Tài chính Ngân hàng của Trường đại học FBU và DNU

Mùa tựu trường năm nay, nhiều bạn còn đang cân nhắc chưa biết chọn Trường đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng tốt hơn giữa 2 trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội (FBU) và Đại học Đại Nam (DNU). Hãy cùng chúng tôi “so găng” các tiêu chí để các bạn ra quyết định được chính xác nhé. Thông tin được chúng tôi chọn lọc từ website các Trường.
Tổng quan về 2 trường

Tổng quan về Trường Tài chính Ngân hàng Hà Nội và Đại học Đại Nam

Về tổng quan, Trường Đại học Đại Nam (DNU) có bề dày hơn so với Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội (FBU) khi thành lập trước 3 năm bởi TS Lê Đắc Sơn – nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng VPBank. Như vậy ngành Tài chính Ngân hàng là một trong những ngành mang giá trị cốt lõi của Trường.

Cơ sở vật chất của Đại học Đại Nam cũng nhỉnh hơn một chút khi cơ sở chính đã được đưa vào hoạt động từ lâu và tiếp tục chỉnh trang, cơ sở 2 thì ngay Trung tâm Hà Nội. Còn Đại học Tài chính ngân hàng Hà Nội thì đang bắt đầu xây dựng cũng như cơ sở 2 ở xa Trung tâm hơn. Ngoài ra, Đại học Đại Nam còn có Kí túc xá sinh viên với đầy đủ điều hòa, điện nước, wifi với giá chỉ 400K/tháng, rất phù hợp với sinh viên ở khi học tập xa nhà.

Cả 2 trường đều đào tạo trình độ Cử nhân và Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. Tuy nhiên chỉ có Đại học Đại Nam tổ chức đào tạo các khóa Ngắn hạn cho các Tổ chức tín dụng, một việc mà hiếm khi Trường khác có thể làm được do các tổ chức tín dụng đòi hỏi tính thực tiễn rất cao.

Về tổ chức quản lý, ngành Tài chính Ngân hàng tại Đại học Tài chính ngân hàng Hà Nội gọi là Viện (Viện phó điều hanh: ThS Vũ Thị Thúy Hường); Đại học Đại Nam gọi là Khoa (Trưởng khoa: TS Nguyễn Hoàng Nam), việc này không có quá nhiều khác biệt.

Chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên ngành Tài chính ngân hàng

Chương trình đào tạo của FBU có 134 tín chỉ (không nêu định hướng đào tạo) so với 127 tín chỉ của DNU (định hướng xuyên suốt là đào tạo ứng dụng):

Chương trình đào tạo của DNU có một số môn học khác biệt và cập nhật theo xu hướng mới như: Ngân hàng số, Công nghệ tài chính, Tài chính cá nhân…đây là các môn học phù hợp với thực tế thị trường và rất hữu ích cho sinh viên sau này ra trường làm việc.

Đội ngũ giảng viên của FBU có 100% từ Thạc sĩ trở lên, với DNU thì có 100% Thạc sĩ, Tiến sĩ tốt nghiệp trong và ngoài nước (Anh, Pháp, Trung Quốc). Ở DNU còn một điểm nổi bật hơn là giảng viên còn đi thực tế tại Doanh nghiệp để nâng cao trình độ, điểm này không thấy FBU đề cập đến. Việc DNU yêu cầu giảng viên đi thực tế là điều rất tích cực. Tất cả các giảng viên đều được tập huấn và yêu cầu giảng dạy theo phong cách phục vụ. Ngoài ra giảng viên của DNU còn thường xuyên có các bài viết đăng báo và tạp chí chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước, hội thảo quốc gia…

Về các phần mềm thực hành, DNU nhỉnh hơn khi đang sử dụng phần mềm ngân hàng lõi và chứng khoán ảo cho sinh viên thực hành tại Trung tâm thực hành của Trường (FBU không có thông tin về mục này).

Đội ngũ cố vấn của DNU trong ngành Tài chính Ngân hàng là các Chuyên gia, Lãnh đạo, Giám đốc Nhân sự có kinh nghiệm tại các Ngân hàng, Công ty chứng khoán, Tài chính… Còn tại FBU thì không thấy nêu thông tin này. Với sự tham gia của các cố vấn thực chiến rõ ràng là lợi thế khi xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy và hỗ trợ việc làm, thực tập cho sinh viên.

Hoạt động ngoại khóa cho Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng

Cả 2 trường đều có nhiều hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ cho sinh viên tham gia. DNU có lợi thế khi sở hữu riêng sân vận động và khu thể chất phức hợp ngay trong cơ sở chính của trường (FBU đang xây dựng chưa có thông tin). Ngoài ra tại Khoa Tài chính-Ngân hàng DNU còn có Câu lạc bộ Wall Street’s Club để sinh viên nghiên cứu và ứng dụng kiến thức, kỹ năng lĩnh hội được vào ngay thực tế.

Khi xem trên fanpage riêng của Khoa Tài chính-Ngân hàng DNU, các hoạt động, thông tin, hình ảnh rất phong phú và thường xuyên tổ chức các cuộc thi online có phần thưởng dành cho sinh viên. Với FBU thì sử dụng chung fanpage với nhà trường nên không có thông tin cụ thể các hoạt động.

Về tuyển sinh 2021 ngành Tài chính Ngân hàng

Cả 2 trường đều tuyển sinh theo 2 hình thức: xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. FBU dự kiến tuyển sinh với 290 chỉ tiêu và DNU là 100 chỉ tiêu. Mức học phí không quá chênh lệch và khá tương đồng với nhau do đều là trường tư thục.

Tổ hợp xét tuyển của FBU: A00, A01, D01, C04

Tổ hợp xét tuyển của DNU: A00, C01, C14, D01

Thực tập và việc làm cho sinh viên ngành Tài chính ngân hàng

Do có bề dày hơn 3 năm nên số sinh viên tốt nghiệp ra trường của DNU khoảng 3000 sinh viên với 95% sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành. FBU không công bố số lượng sinh viên ra trường nhưng có thông tin hơn 80% sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành.

Với việc kết nối với nhiều đối tác, tổ chức tín dụng, DNU cam kết hỗ trợ thực tập và việc làm cho sinh viên ngay sau khi ra trường, kể cả tại địa phương nơi sinh viên lưu trú. Tại FBU không có thông tin về nội dung này. Việc hỗ trợ thực tập và việc làm là điều bất kỳ sinh viên hay gia đình nào đều quan tâm khi theo học.

Các đối tác của DNU thường xuyên trao học bổng, tổ chức tham quan doanh nghiệp, tiếp nhận sinh viên, tổ chức hội thảo chia sẻ kiến thức cho sinh viên.

Hy vọng với những tiêu chí so sánh trên, các em học sinh và quý vị phụ huynh có thể ra quyết định lựa chọn cho mình một nơi đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng có tính ứng dụng cao nhất, tạo đà để bắt đầu sự nghiệp trong ngành có thu nhập cao nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Để đăng ký học ngành Tài chính ngân hàng tại Đại học Đại nam: click vào đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *